OTS Việt Nam với chủ đề “Phương pháp kỷ luật tích cực” tại Phủ Lý, Hà Nam

Ngày 17/03/2018, OTS Việt Nam đã có buổi hội thảo về ” KỶ LUẬT TÍCH CỰC – BÍ QUYẾT DẠY CON THỜI HIỆN ĐẠI” nhằm chia sẻ với các phụ huynh về những kiến thức giúp nuôi dạy con dễ dàng hơn.

Buổi chia sẻ của chuyên gia tư vấn OTS – GĐ Đào tạo: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư (giảng viên khoa Giáo dục học của trường ĐHQG Hà Nội) đã giúp phụ huynh có thêm những kiến thức :

  • Giúp con tự tin, mạnh mẽ phát triển vượt trội, nhân cách lương thiện, phát triển toàn diện, biết yêu thương, chia sẻ với mọi người
  • – Những kỷ luật không nước mắt, làm sao để làm bạn với con, phương pháp để khơi dạy đam mê, định hướng cho con
  • Bí quyết tạo lập hứng thú học tập cho con và khám phá tiềm năng của trẻ…

Tuy cả tuần đi làm bận rộn, cuối tuần mong muốn nghỉ ngơi nhưng các phụ huynh được mời đến rất đầy đủ và tham gia với 100% năng lượng, các bố mẹ đã nhiệt tình chia sẻ về những vấn đề khúc mắc trong quá trình nuôi dạy con để chuyên gia có thể giải đáp và cũng là bài học cho tất cả các phụ huynh khác trong hội trường.

Việc đe dọa con hay đánh mắng con không phải là kỷ luật đúng cách, có những cách phạt con khoa học nhưng con vẫn nghe lời

VD VỀ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG BỐ MẸ CÓ THỂ XỬ LÝ:
  • Khi trẻ ném đồ chơi lung tung, làm hỏng đồ chơi
 Nếu con làm điều gì đó sai, mẹ nên để bé tự trải nghiệm hậu quả của hành vi đó. Không cần phải thuyết giáo quá nhiều. Ví dụ như nếu bé ném đồ chơi lung tung và bạn yêu cầu con nhặt lên nhưng bé không chịu, cách kỷ luật tốt nhất đó là bé sẽ không được chơi hay thậm chí chạm vào món đồ đó trong một khoảng thời gian nhất định, 1 tuần hoặc 1 tháng tùy mức đó. Trẻ sẽ tự hiểu được việc phải biết trân quý đồ dùng trong nhà.
Tương tự, nếu con đã cố tình làm hỏng đồ chơi, đương nhiên, con sẽ không còn có được món đồ chơi đó một lần nữa.
  • Khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn
Trẻ cần biết ăn và được ăn là một đặc ân, một niềm vui chứ không phải một sự đổi chác, đe dọa hay thậm chí nịnh nọt van xin từ mẹ. Với trẻ kén ăn, ăn chọn lọc, mẹ có thể nói với con đơn giản “Con không cần phải ăn hết tất cả các món ăn có trên bàn, tuy nhiên món nào con cũng phải thứ, và nếm ít nhất một miếng”.
Với trẻ dứt khoát không ăn bất cứ thứ gì, mẹ có thể chiều theo ý trẻ, để con được có cơ hội trải nghiệm cảm giác đói 1 thậm chí 2,3 bữa. Bé sẽ tự nhận ra bài học.
Trong trường hợp trẻ không hoàn thành “trách nhiệm”, mẹ có thể tước đi của con một “quyền” nào đó. Ví dụ trẻ không làm bài tập về nhà đúng giờ, mẹ có thể không cho bé xem tivi vào các buổi tối. Như vậy, bé sẽ hiểu ra rằng khi con không hoàn thành trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích.
  • Khi trẻ chạy nhảy linh tinh, cố tình nghịch phá

Trước hết cần nhắc cha mẹ, đừng cố kiềm chế rồi sau đó đột ngột quát con khiến bé hoảng sợ. Chúng ta nhìn thấy con chạy nhảy và cảm thấy rất bực mình, tuy nhiên cố gắng phớt lời. Tiếp theo sau đó, bạn lại thấy bé đang lục tung hộp trang điểm của mẹ, và sau đó hét to “Con làm gì thế, thôi ngay”. Trẻ sẽ không thể hiểu nổi vì sao phút trước mẹ còn rất nhẹ nhàng thoải mái, phút sau đã quát ầm ĩ.Thay vào đó, mẹ nên nhẹ nhàng ra quy tắc với con ngay từ ban đầu “Nếu con chạy nhảy, quậy phá, mẹ sẽ bắt con đứng úp mặt góc tường từ 5 đến 15 phút”. Với cách làm này, trẻ sẽ có thời gian bình tĩnh lại, đồng thời cũng ý thức được là đang bị phạt nên sẽ không dám chạy nhảy nữa.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.