Những lỗi ba mẹ hay mắc phải khi dạy con

Đằng sau một đứa trẻ “có vấn đề” thường là một gia đình “có vấn đề”. Hoặc cha mẹ dạy con quá nghiêm khắc biến chúng thành những “người lớn tí hon”, hoặc cho con quá nhiều tự do và quyền hạn khiến trẻ không biết mình là ai. Chúng ta vẫn thường hay đổ lỗi cho xã hội, cho giáo dục nhưng biết đâu được rằng môi trường tốt nhất cho giáo dục lại đang nằm ở trong mỗi gia đình, ở trong tay chúng ta những người làm cha làm mẹ. Đây là lúc các bậc phụ huynh nên thay đổi cách yêu, chứ không thay đổi lòng yêu. Sau đây là những lỗi mà ba mẹ rất hay mắc phải

1.NHỒI NHÉT CHO CON ĂN VÀ ĐỊNH NGHĨA CON BÉO LÀ CON KHỎE

Với rất nhiều bố mẹ Việt, điều quan trọng nhất trong chuyện ăn uống của con là hôm nay con ăn được mấy bát mà không quan tâm cách con ăn đã đúng hay chưa, có gì nguy hại sức khỏe không?  Nhưng bố mẹ hãy nhớ nhé: “ĂN LÀ 1 MÓN QUÀ KHÔNG PHẢI TRÁCH NHIỆM”
Đầu tiên xin xác định một việc: Ăn là một món quà. Chưa từng có 1 loài vật nào mà chê ăn cả, trừ con cái chúng ta. Chúng ta đang nuôi con cái tự nhiên khi ta nhét cho trẻ ăn. Nếu ăn chỉ là để mập, để không chết đói thì ăn không còn ý nghĩa quan trọng nữa. Cho nên đầu tiên, nếu bạn luôn suy cố gắng ép “con ăn đi” và nghĩ làm sao cho con ăn thêm tí nữa vì sợ trẻ đói thì tốt nhất bạn nên thay đổi.
Vì sao? Thứ nhất, đã nói ăn là một món quà, tức là nếu không ăn thì đói, mà “đói thì gối phải bò”, tức là từ bé đứa trẻ đã phải học tìm kiếm thức ăn. Không phải như vậy sao khi con vừa sinh ra đã quầy quậy tìm ti mẹ? Vậy nhưng khi con cần tự ăn, mẹ và bà luôn cố gắng nhét thức ăn vào miệng con, làm cho đứa trẻ hiểu đó là một đặc ân cho người khác. Khi đó, nó không thèm ăn để thể hiện quyền lực của mình. Con có khả năng tự ăn từ khi biết sử dụng bàn tay, không có lý do gì phải đút cho con ăn cả.
Vậy nếu con không ăn thì sao? Đơn giản, con không ăn có nghĩa là không đói. Cơ thể trẻ không được thiết kế để ăn một lượng thức ăn như bạn mong muốn mà để ăn đủ nhu cầu. Đừng cho con uống sữa thay cơm, đừng cho ăn ngọt thay cơm. Trẻ chỉ cần đủ năng lượng là có thể không ăn, nhất là ở độ tuổi từ 15 tháng đến 5 tuổi.
Tóm lại, bạn không cần hỗ trợ con ăn, chỉ cần cho con không gian ăn chung với gia đình để con bắt chước ăn, tâm lý thoải mái, không bị ép buộc và có thời gian đủ để ăn. Đừng năn nỉ, không chơi trò chơi, không ép ăn, không khua chiêng múa trống. Đơn giản là cùng ngồi ăn và để con ăn.

2. BỐ MẸ SUỐT NGÀY KÈ KÈ BÊN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THAY VÌ CHƠI VỚI CON

Những đứa trẻ ít được tương tác với bố mẹ sẽ trở nên trầm cảm, ít nhanh nhạy, ít thông minh hơn.
Từ khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã có nhu cầu được giao tiếp, chơi đùa cùng bố mẹ. Tuy nhiên, công việc bận rộn cùng quỹ thời gian eo hẹp khiến cho ngày càng có nhiều bố mẹ quên mất việc chơi đùa cùng con. Đây là một thiệt thòi vô cùng lớn đối với trẻ. Bởi vì chơi đùa không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với bố mẹ mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc đời nữa đấy. Hãy đặt mình vào đứa trẻ, bạn có thấy chúng đang cô đơn chính trong ngôi nhà của chúng không? Bạn có muốn sống trong 1 gia đình mà ai cũng kè kè ôm điện thoại, không ai nói với ai 1 câu nào không?

3. DẠY BẢO TRẺ BẰNG NHỮNG CÂU QUÁT MẮNG VÀ ĐÒN ROI

Chúng ta không phạt trẻ để trẻ đau mà sợ, mà là để trẻ nhớ không quên. Điều này rất quan trọng trong giáo dục trẻ.
Nhiều cha mẹ không biết rằng những lời quát mắng, đòn roi có thể sẽ có tính răn đe làm cho trẻ sợ, phục tùng ngay, nhưng đánh đổi lại trẻ sẽ mất dần tự tin, tổn thương tâm lý…. thậm chí còn truyền tải thông điệp bất công rằng “sức mạnh là đúng”, khiến trẻ nghĩ rằng bạo lực là cách thích hợp để bày tỏ cảm xúc và là cách giải quyết vấn đề – Đó chẳng phải tấm gương cho trẻ có xu hướng bạo lực và làm tổn thương người khác sao?

4. NÓI VÀ LÀM NHỮNG ĐIỀU XẤU HOẶC THIẾU CHUẨN VÌ NGHĨ CON CHƯA BIẾT GÌ, KHI CON HỌC THEO THÌ ĐÁNH MẮNG

Ba mẹ chính là tấm gương – là người thầy lớn nhất của con.Có câu nói rằng: Con cái là tấm gương phản chiếu hình ảnh của ba mẹ. Quan trọng nhất, và dĩ nhiên có ảnh hưởng đến trẻ nhất chính là hành vi và lời nói của người lớn. Trẻ sẽ học và lặp lại những gì mà trẻ thấy. Vì thế mới nói giáo dục qua hành vi và lời nói là lối giáo dục trực quan sinh động nhất, đi vào tiềm thức trẻ nhanh nhất.
 thế xin hãy cẩn thận với những hành vi và lời nói, ngay cả trong suy nghĩ của chính mình, đừng xả rác một cách bừa bãi vào đời sống, cũng như tâm hồn non nớt của trẻ thơ, đừng bắt chúng phải chứng kiến những điều không tốt nếu như chúng ta có tình thương yêu thật sự, lo lắng và mong con em mình có một nhân cách tốt.

5. COI VIỆC DẠY BẢO VÀ CHĂM SÓC CON CÁI LÀ CỦA MẸ NẾU MẸ LÀM KHÔNG TỐT LÀ DO MẸ KÉM CỎI

Đừng bao giờ chối bỏ trách nhiệm làm bố của mình bởi sự nghiệp làm cha là sự nghiệp vô cùng cao cả và đáng tự hào, hãy coi đó là 1 niềm vui đừng coi đó là trách nhiệm là công việc của mình.
Bạn có biết: TRẺ SẼ NĂNG ĐỘNG, TỰ TIN VÀ THÔNG MINH HƠN NẾU ĐƯỢC BỐ QUAN TÂM CHĂM SÓC. Khoa học đã chứng minh bố càng dành nhiều thời gian chơi, chăm sóc, dạy dỗ, con càng thông minh. Theo nghiên cứu của đại học Newcastle – một trong 20 trường đại học xuất sắc nhất Vương Quốc Anh, được tiến hành với 11.000 đàn ông và phụ nữ nước Anh, tất cả họ đều sinh năm 1958. Những đứa trẻ được cha dành nhiều thời gian ở bên thì có chỉ số IQ cao hơn và cũng năng động, tự tin hơn các bạn đồng trang lứa ít nhận được sự quan tâm từ người cha. Sự khác biệt về trí tuệ không chỉ tồn tại lúc trẻ còn nhỏ mà kéo dài đến khi họ đã đến ngưỡng trên dưới 40 tuổi.

Nếu cha thờ ơ việc giáo dục con thì tính cách con sẽ trở nên méo mó. Người mẹ có vai trò quan trọng nhất trong giáo dục trẻ ở giai đoạn ấu thơ, nhưng người cha phải là một người trợ lý tốt cho người mẹ, đó chính là trách nhiệm của người cha trong gia đình. Một mình người mẹ không thể tạo ra một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc, môi trường lý tưởng để giáo dục trẻ.
Vì vậy, để con phát triển 1 cách tốt nhất, các ông bố hãy dành thời gian để chơi với bé nhiều hơn nữa nhé.
Đủ yêu thương sẽ làm được thôi!

6. HAY LÔI MA QUỶ, CÁC CHÚ CÔNG AN, CÁC ÔNG BÀ GIÀ RA DỌA CON, LÀM CHO CON CẢM THẤY THẾ GIỚI THẬT ĐÁNG SỢ

Con làm gì nguy hiểm cho bản thân thì doạ nạt, ngăn cấm chứ ko chỉ rõ vì sao. Sợ chỉ cặn kẽ về những mối nguy hiểm sẽ thành hướng dẫn con vào con đường nguy hiểm. Rốt cuộc thì một đứa bé hai tuổi sẽ vẫn lao qua đường vì thích xe khi ba mẹ lơ là, mấy đứa lớn hơn vẫn thích đu lên ban công hay thò đầu ra cửa sổ dòm xuống mấy chục tầng lầu khi có dịp. Mấy đứa mới dậy thì thì lén lút hò hẹn, yêu đương và biết nhiều cách phòng tránh cha mẹ, thầy cô hơn là phòng tránh thai và bịnh tật.

7. LỜI NÓI KHÔNG ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ĐỘNG, ĐE DỌA CON RẤT KHIẾP NHƯNG KHÔNG DÁM THỰC HIỆN

Cha mẹ không nhất quán trong hành động và lời nói sẽ khiến trẻ bắt thóp và hình thành tâm lý lỳ lợm.
1. Đặt ra luật gia đình
Một số việc trong nhà phải đặt ra luật rõ ràng, đó là những công việc và cách ứng xử trong gia đình. Những ai vi phạm luật sẽ bị phạt nặng. Cha mẹ nếu lâu lâu vi phạm thì cũng ngoan ngoãn chấp hành một hình phạt nào đó cho trẻ hài lòng vì thấy luật gia đình thật nghiêm minh và công bằng.
2. Khi cần đưa ra lời khuyên, tuyệt đối không ép buộc
Nếu cha mẹ ép buộc trẻ thực hiện, trẻ sẽ vô cùng khó chịu. Nếu việc gì cần ép buộc thì đưa vào luật gia đình.
3. Cho trẻ lựa chọn các phương án xử lý
Thay vì bắt trẻ phải theo một cách duy nhất, hãy cho trẻ lựa chọn các phương án, trong đó mỗi phương án cha mẹ sẽ kèm theo một hậu quả.
Ví dụ, mẹ sẽ cho con chọn hai phương án sau: Một là con ăn trong thời gian 15 phút không thì con sẽ không được ăn nữa. Cha mẹ cứ yên tâm đi, trẻ sẽ chọn ngay phương án có lợi cho bản thân để thực hiện.
4. Khi chuẩn bị xử, hãy đếm
Như vậy là trẻ được thêm thời gian chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.
Ví dụ: Khi con không chịu đi ngủ vẫn còn mải chơi lego, cha mẹ nói: Chúng ta quy ước đếm đến 10 thì con hãy cất đồ chơi vào nhé… Cách này khá hiệu quả với hầu hết các trẻ theo giáo dục sớm.
Khuyên người khác không dễ, vì thế nếu như có ý định khuyên nhủ trẻ, hãy thực hiện theo các bước này cha mẹ nhé. Rồi các cha mẹ sẽ thấy mọi thứ đi vào quỹ đạo

8. COI THƯỜNG SUY NGHĨ CỦA CON VÀ LUÔN NGHĨ CON CÒN BÉ HIỂU GÌ MÀ DẠY

Một trong những phương pháp dạy con sai lầm là coi thường suy nghĩ của con. Nhiều người lớn có thói quen xem những lời nói, những ý kiến của con là vặt vãnh, không đáng để ý đến. “Con còn bé lắm, đừng xen vào chuyện người lớn”, hay “trẻ con thì biết cái gì mà nói”… Những lời nói như thế không chỉ khiến trẻ thêm tự ti, không được tôn trọng mà còn giết đi tinh thần ham học hỏi, kìm hãm và giết chết tính sáng tạo của trẻ.
Cha mẹ nên biết đối với trẻ: mọi thói quen, nề nếp, tính cách của trẻ đều được hình thành từ khi còn rất nhỏ. Đến 8 tuổi một đứa bé coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý- nhân cách, quan điểm sống cơ bản. Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định Con Chúng Ta Là Ai. Vì vậy đây là giai đoạn tối quan trọng quyết định tương lai của cả 1 đứa trẻ, cho nên cha mẹ hãy quan tâm giáo dục con 1 cách đúng đắn, đừng coi thường trẻ, cũng đừng cho rằng trẻ chưa biết gì để dạy nhé.

9. ÔM ẤP CON SUỐT CẢ NGÀY VÌ NGHĨ CON BÉ BỎNG, CẦN ĐƯỢC BAO BỌC.

Bé được yêu thương là điều đúng rất tốt, thế nhưng việc bao bọc, ôm ấp bé suốt ngày, quá mức lại trở thành điều không tốt, khiến bé luôn muốn được dựa dẫm vào cha mẹ và sợ thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn đó, bé sẽ cảm thấy tự ti , nhút nhát đối với mọi việc khi không có cha mẹ bên cạnh.
Việc bao bọc khiến con luôn yếu ớt và dựa dẫm vào cha mẹ trong mọi chuyện, không có kỹ năng sống. Lúc nào con cũng chậm chạp, làm gì cũng lập cập, không biết tự lo cho bản thân, ít nói, giao tiếp kém. Đến tuổi trưởng thành nhưng con không biết làm việc gì. Con ỷ lại vào bố mẹ từ việc nhỏ nhất là sắp xếp sách vở, quần áo, nấu cơm… Con sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, không biết đến sự hy sinh của bố mẹ.
Vì chiều chuộng con mà cha mẹ đã vô tình làm thui chột tình yêu lao động, sự sáng tạo, muốn khẳng định của con. Nhưng bố mẹ sẽ không thể bao bọc con cả đời được. Bởi khi lớn lên, chúng sẽ là người của xã hội, cũng phải lao động, tư duy, sáng tạo và vun đắp cho gia đình.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.